QUY TRÌNH DỆT THẢM LEN DỆT TAY

  Ngày đăng bài: 13/05/2019

  Lượt xem: 5372

  Tác giả: Thảm Len Việt Nam

    Dù là nghề thủ công truyền thống từ lâu đời và thảm len dệt tay cũng không còn xa lạ gì với nhiều người tiêu dùng nhưng không phải ai cũng biết quy trình để làm nên một sản phẩm thảm len dệt tay. Với mong muốn gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống, chúng tôi xin giới thiệu quy trình sản xuất thảm len dệt tay mang thương hiệu VinaCarpet của xưởng dệt thảm len Việt Nam tại Đông Sơn – Đông Hưng – Thái Bình.

    Thảm len dệt tay làm hoàn toàn bằng đôi bàn tay khéo léo của người thợ thủ công với khung dệt, cách phối màu thủ công, dựng mẫu bằng nghệ thuật vẽ truyền thần.

    Để dệt ra một tấm thảm thương phẩm là cả một quy trình gồm nhiều khâu từ dựng mẫu đến phối màu len, lên khung dệt, sửa tỉa thảm.

  • Bước 1 – Dựng mẫu:

    Dựng mẫu (vẽ mẫu) là bước đầu tiên bắt buộc phải thực hiện khi muốn dệt một tấm thảm theo yêu cầu. Đối với các mẫu thảm theo hoa văn họa tiết truyền thống, thông thường các mẫu vẽ được lưu tại xưởng dệt từ năm này qua năm khác và được sử dụng lại mỗi khi khách hàng có nhu cầu. Tuy nhiên, chỉ cần một thay đổi nhỏ về kích thước tấm thảm thì mẫu thảm cũng phải được vẽ lại vì người thợ dệt chỉ có thể dệt khi kích thước, tỉ lệ mẫu tương đương với kích thước thực của tấm thảm. Thêm nữa ngày càng có nhiều mẫu thảm theo phong cách hiện đại, được thiết kế theo yêu cầu của người sử dụng vì vậy nghề vẽ thảm vẫn tồn tại song hành cùng nghề dệt thảm len.

Người thợ vẽ mẫu đang thực hiện vẽ mẫu trên giấy caro

    Mặc dù hiện nay đã có những phần mềm vẽ kỹ thuật đồ họa giúp cho việc dựng mẫu nhanh hơn nhưng VinaCarpet vẫn duy trì phương pháp dựng mẫu bằng vẽ truyền thần, đây chính là một nét khác biệt riêng có của thảm len VinaCarpet.

    Để vẽ mẫu người thợ cần giấy vẽ kẻ caro (chia tỉ lệ theo dạng pixel ảnh) và mực màu nước, mỗi pixel ảnh tương đương một ô caro trên bản vẽ và ứng với một nút thảm của người thợ dệt vì thế kích thước tấm thảm vẽ mẫu vừa đúng bằng kích thước thật của tấm thảm được yêu cầu. Thời gian vẽ tùy thuộc vào mức độ phức tạp của các họa tiết và màu sắc. Tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu tiến độ sản xuất, người thợ vẽ phải chia nhỏ tấm thảm để vẽ từng đoạn thường là 1 thước theo chiều dài tấm thảm. Việc vẽ mẫu thảm thủ công cũng tỉ mỉ và cần khéo léo không kém phần dệt thảm, người thợ vẽ phải cẩn thận, chau chuốt từng nét vẽ chi tiết, từng nút thảm để tạo nên tấm thảm trên giấy vẽ vừa đúng kích thước tấm thảm thật sao cho từng nút thảm khi dệt thể hiện được sống động nhất các mẫu hoa văn họa tiết khách hàng yêu cầu. Khi người thợ vẽ hoàn thiện thước đầu tiên của bản vẽ là lúc người thợ dệt bắt đầu giai đoạn dệt.

     . Bước 2 – Dệt:

    Ngay khi có kích thước yêu cầu của tấm thảm người thợ dệt đã bắt đầu lên khung dệt. Lên khung dệt là quá trình mắc các sợi dọc (là thành phần tạo nên lớp đế chính của thảm và là xương sống của tấm thảm, nơi các các nút thảm được thắt vào).

    Mật độ nút thảm quyết định số sợi dọc phải được mắc cho mỗi tấm thảm (VD: với mật độ 120.000 nút/m2 thì sẽ có khoảng 347 đôi sợi dọc (kép) được mắc/1m theo chiều ngang tấm).  Sau khi đã lên khung, người thợ phải chia khoảng cách theo phương pháp bật mực thủ công của người thợ mộc, khoảng cách giữa các chỉ mực là khoảng cách chia đậm gần nhất trên bản vẽ truyền thần, đây cũng là bước quan trọng vì nếu chia sai khoảng cách người thợ dệt sẽ không thể dệt tấm thảm theo đúng mẫu thiết kế. Với những tấm thảm có độ dài lớn hơn vòng quay chiều cao khung thảm, người thợ dệt phải mắc thêm 1 hoặc nhiều lần nữa tùy vào độ dài tấm thảm (công đoạn này còn được gọi là Thao dây).

Dao cắt nút thảm chuyên dụng
    Dao cắt nút thảm

    Khác với dệt máy, dệt thủ công đòi hỏi thời gian và sự tỉ mỉ cần thiết của mỗi người thợ dệt. Với mỗi nút thảm là một lần bắt sợi (thắt nút) rồi cắt nút, rồi lại bắt sợi rồi lại cắt nút (dao cắt nút thảm là dụng cụ chuyên dụng, truyền thống nghề dệt thảm, dao phải sắc bén và đầm tay để động tác cắt được dứt khoát, đơn giản), động tác dệt cơ bản được lặp đi lặp lại cho đến khi người thợ dệt xong một đường ngang tấm thảm, lúc này người thợ bắt một sợi biên (sợi cái) và một sợi con xuyên suốt hàng ngang các nút vừa dệt rồi sử dụng

    Bàn đập (dĩa)

một bàn dập có răng như chiếc lược (dĩa) nhưng bằng sắt nặng để dập trên đường dệt làm cho mỗi nút thảm và phần đế (sợi dọc) liên kết với nhau chặt chẽ. Sau mỗi đường dệt như vậy, người thợ dệt lại dùng tay co để đảo sợi dọc (đảo go) rồi dệt hàng tiếp theo. Cứ như vậy cho đến khi hoàn thành tấm thảm.

    Mỗi nút thảm bao gồm một số động tác dệt cùng với việc phối màu họa tiết trên từng tấm thảm nên đòi hỏi người thợ dệt phải có óc quan sát tinh tế và tập trung cao độ mỗi khi chuyển mã màu trên các hoa văn họa tiết. Với độ phức tạp và tỉ mỉ như vậy nên mỗi ngày một người thợ lành nghề cũng chỉ dệt được khoảng 1 thước thảm tương đương 0,1m2 thảm. Tấm thảm càng lớn thì càng cần nhiều người thợ cùng ngồi dệt trên 1 khung dệt, trung bình khoảng 5 thợ cùng dệt trên một khung lớn (>4m theo chiều ngang tấm thảm).

    Sự khéo léo, thành thạo tay nghề của người thợ dệt quyết định độ chính xác về kích thước, màu sắc của các mẫu hoa văn được thiết kế trên thảm nhưng người thợ tỉa mới là người quyết định cuối cùng độ tinh xảo, tính khác biệt của mỗi tấm thảm. Đôi tay tài hoa của người thợ tỉa sẽ làm nên tấm thảm có màu sắc tinh tế và sống động như mong muốn. Tỉa thảm là công đoạn cuối cùng trong quy trình sản xuất thảm len dệt tay.

     . Bước 3 – Tỉa sửa hoàn thiện

Thợ tỉa đang dùng kéo con cá để tỉa đường nét thảm

    Sau khi người thợ dệt bắt những nút cuối cùng trên khung dệt, tấm thảm được cắt xuống để người thợ tỉa sửa hoàn thiện. Đây là công đoạn cuối cùng trong quy trình dệt thảm len dệt tay.

    Ở bước này, tấm thảm vừa dệt xong sẽ được trải ra nền đá hoa hoặc vắt lên một bệ đứng phẳng để người thợ tỉa bắt đầu công việc của mình.

    Bắt đầu bằng việc khâu biên để tạo thành đường biên (border) thảm, đường biên thảm sẽ giữ cho kết cấu thảm được vững chắc. Ở 2 đầu tấm thảm khách hàng có thể lựa chọn giữa việc khâu biên hay kết tua, kết tua cũng là một hình thức vừa để bảo vệ kết cấu thảm vừa để trang trí cho tấm thảm.

Chiếc bàn cạo có răng để làm xù đầu sợi và làm phẳng thảm
Bàn cạo bằng thép có răng

    Một dụng cụ được người thợ sử dụng để tạo phẳng là chiếc bàn cạo, bằng các động tác đẩy qua đẩy lại trên bề mặt thảm nó sẽ cắt đều chiều cao của các sợi thảm, tạo cho tấm thảm có một bề mặt phẳng đồng đều (vì kiểu dệt thảm len thủ công là dệt cut và mỗi nút cắt lại phụ thuộc vào đôi tay của từng người thợ, mỗi nút cắt của cùng một thợ dệt cũng khó mà đồng đều). Bên cạnh chiếc bàn cạo, người thợ tỉa sử dụng một loại kéo có lưỡi phẳng, bản to để kết hợp tạo mặt phẳng cho tấm thảm.

 

    Khi tạo phẳng xong, người thợ tỉa sử dụng kéo chuyên dụng (kéo con cá) để tỉa các đường vân chìm xung quanh các họa tiết, tùy vào con mắt thẩm mỹ và độ khéo léo của người thợ tỉa mà các đường hoa văn được tỉa chìm nổi sao cho bắt mắt nhất, sống động nhất, người

Dụng cụ tỉa thảm len dệt tay
      Kéo con cá

sử dụng khi nhìn vào tấm thảm sẽ thấy được sự sống động, nét tinh tế của các hoa văn

trên nền thảm. Cũng có một số loại thảm đặc biệt người thợ chỉ sửa mà không cần tỉa.

Khi người thợ tỉa kết thúc công việc của mình là lúc tấm thảm chính thức trở thành thương phẩm cung cấp ra thị trường.

  Ngày đăng bài: 13/05/2019

  Lượt xem: 5373

  Tác giả: Thảm Len Việt Nam


X
X
0972.552.257